Phun sơn tĩnh điện thường được áp dụng khi sơn một lớp và đang ngày càng được lan rộng và phổ biến bởi đây là một công nghệ sơn tạo ra phát thải ít hơn so với các công nghệ khác. Nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ về loại công nghệ này, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tổng quan chung về phun sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào những năm đầu tiên của thập niên 1950. Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay ngày càng tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều.
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ phun sơn tĩnh điện là công nghệ áp dụng nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Quá trình sơn diễn ra bằng cách tích điện vào bột sơn bằng súng phun, trong khi đó, vật cần sơn cũng được tích điện trái dấu. Từ đó tạo ra liên kết mạnh giữa 2 điện tích âm dương trái dấu nhau. Chính vì thế, quá trình này rất phức tạp và cần phải có công nghệ và kỹ thuật cao.
Súng phun sơn tĩnh điện là súng như thế nào?
Súng sơn tĩnh điện là một thiết bị được áp dụng rất nhiều các công nghệ hiện đại và nó phát thải ít hơn rất nhiều so với những thiết bị súng phun sơn khác. Khác hoàn toàn so với các loại súng phun sơn thông thường, khi sử dụng súng này, chúng sẽ tạo nên một lớp phủ bề mặt mà không dùng các hợp chất hữu cơ bay hơi.
Sau khi sơn khô đi qua máy súng tĩnh điện sẽ tích điện tích (+) và bề mặt được sơn sẽ tích một điện tích (-), để tạo ra độ bám dính giữa vật cần sơn với bột sơn.
Phân loại phun sơn tĩnh điện
Hiện nay có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng nước:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha lên bề mặt sản phẩm. Loại sơn này thường được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như nhôm, sắt thép, inox,…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi chuyên dụng hoặc nước. Loại sơn này thường được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Tuy nhiên, hiện nay, sơn tĩnh điện dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn cả bởi hiệu quả che phủ cũng như sự tiết kiệm của nó.
Đánh giá công nghệ phun sơn tĩnh điện
Để bạn đọc có cái nhìn khách quan về dòng công nghệ sơn tĩnh điện, chúng tôi đánh giá theo hai góc nhìn ưu và nhược điểm như sau.
Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp sơn tĩnh điện được phát minh và áp dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Công nghệ sơn tĩnh điện mang nhiều ưu điểm vượt trội đáng phải kể đến như:
- Tiết kiệm nhiên liệu một cách triệt để: Đối với phương pháp sơn thông thường, độ bám dính sơn chỉ rơi vào khoảng 30-40%. Trong khi đó, độ bám dính của sơn tĩnh điện gần như là gấp đôi, rơi vào khoảng 60-70%. Đồng thời, các sản phẩm khi sơn đều có thể thu hồi và tái sử dụng trong thời gian dài.
- Độ an toàn của sản phẩm cao: Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng sản phẩm của phun sơn tĩnh điện rất độc hại. Trên thực tế, ý kiến đó hoàn toàn sai bởi bột sơn tĩnh điện hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Ngược lại những loại sơn thông thường có chứa các dung môi và hợp chất hữu cơ độc hại cho người sử dụng như Butyl acetate, toluene, xylene, benzene, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosolve,…
- Thân thiện với môi trường: Theo 1 vài nghiên cứu, các hợp chất trong sơn thông thường có khả năng gây hại đến tầng ozon và cần nhiều chi phí để xử lý công nghiệp như Dibutyl phthalate. Mặt khác, sơn tĩnh điện lại làm từ bột sơn nhựa, nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
- Độ bền cao: Sơn tĩnh điện có khả năng chống mài mòn, trầy xước do liên kết nhiệt gây ra trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, lớp sơn tĩnh điện còn giữ màu sắc rất tốt dù tiếp xúc lâu dài với độ ẩm, ánh sáng mặt trời.
Nhược điểm của phun sơn tĩnh điện
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời tuy nhiên, công nghệ phun sơn này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Để hoàn thiện được hệ thống sơn tĩnh điện, bạn cần bỏ ra chi phí mua và lắp đặt hệ thống như: súng phun, bộ nguồn nén khí, lò sấy khô, nguồn điện cao áp,…
- Kỹ thuật phun sơn phải tốt: Sơn tĩnh điện cần phải hiểu rõ các quy tắc, quy trình phun sơn và nguyên lý của các điện tích. Chính vì thế người chịu trách nhiệm phun sơn cần phải qua các lớp đào tạo thì mới đảm bảo được phun sơn đúng cách và an toàn.
Xem thêm:
- Phun sơn có độc hại không? – Câu trả lời từ bác sĩ đầu ngành
Quy trình phun sơn tĩnh điện đạt chuẩn quốc tế
Quy trình sơn tĩnh điện diễn ra rất nghiêm ngặt, phải đảm bảo được độ chính xác và độ an toàn cao. 4 bước của quy trình sơn tĩnh điện được diễn ra như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Đầu tiên là xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn để làm sạch dầu mỡ công nghiệp hoặc rỉ sét trên bề mặt kim loại bằng cách nhúng vào các bể hóa chất nhưn H2SO4, HCl hoặc Photphat
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sấy khô bề mặt thiết bị trước kia khi tiến hành phun sơn và sau thời điểm kiểm tra hóa chất bắt buộc phải được xử lý khô trước khi sơn. Lò sấy khô thiết kế mang chức năng sấy khô hơi nước nhằm tiết kiệm thời gian sơn một cách triệt để.
Bước 3: Tiến hành sơn sản phẩm
Sản phẩm sau thời gian xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào phòng phun cùng với hệ thống thu hồi sơn. Bởi phun sơn tĩnh điện sử dụng chất sơn dạng bột nên nhất định phải qua hệ thống súng phun sơn chuyên dụng để mới tạo ra điện tích giúp bám dính đến từ sơn lên bề mặt của kim loại là nhờ lực tĩnh điện.
Bước 4: Sấy khô sản phẩm
Sấy sơn tĩnh điện là quy trình cuối cùng để hoàn thành ra thành phẩm, thời gian sấy sơn sẽ rơi vào khoảng 30 phút và được chia làm 2 chặng.
- 20 phút đầu là để nhiệt độ lên đủ từ 180-200 độ C.
- 10 phút sau là để ủ sơn cho chín sơn.
Xem thêm:
- Cách phun sơn nhôm– Bạn đã thực hiện đúng chưa
- Phun sơn chống nóng mái tôn– siêu ĐƠN GIẢN
Bài viết trên là tất tần tật A-Z những thông tin về phun sơn tĩnh điện. Nếu còn vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ những địa chỉ sơn tĩnh điện gần nhất để được giải đáp.