Trang chủTin TứcCách khắc phục xe tay ga bị hụt ga khi tăng tốc hiệu quả

Cách khắc phục xe tay ga bị hụt ga khi tăng tốc hiệu quả

22/08/2022 - admin

Xe tay ga khi sử dụng lâu ngày sẽ gặp bởi tình trạng bị hụt ga khiến xe bị khựng lại trong quá trình di chuyển rất dễ gây tai nạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và các cách khắc phục tình trạng xe tay ga bị hụt ga để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Xe tay ga khi sử dụng lâu ngày sẽ gặp bởi tình trạng bị hụt ga

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe tay ga bị hụt ga

Xe tay ga hụt ga bất ngờ là một hiện tượng khá phổ biến, nhất là khi xe đang tăng tốc. Điều này khiến không ít người lo lắng vì có thể gây nguy hiểm khi vận hành. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số vấn đề sau đây.

Xe tay ga bị hụt ga do hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng xe hụt ga. Nếu xăng không xuống đều sẽ khiến buồng đốt của tay ga không đủ xăng ở một số lúc, chính vì điều này mà gây ra tình trạng xe bị hụt ga. Một số lỗi về hệ thống nhiên liệu ảnh hưởng đến trường hợp xe bị hụt ga như sau:

  • Xe bị nghẹt xăng.
  • Xe bị hỏng ống dẫn xăng.

Cách khắc phục xe tay ga bị hụt ga do hệ thống nhiên liệu:

  • Đối với trường hợp xe bị nghẹt xăng, bạn cần vệ sinh bộ chế hòa khí, kim phun xăng để làm thông thoáng các tia phun xăng là xe sẽ hết tình trạng hụt ga.
  • Trường hợp xe bị hỏng ống dẫn xăng bạn cần thông ống dẫn xăng, loại bỏ cặn bẩn còn trong thùng để khi nhiên liệu mới được đổ vào sẽ đảm bảo được tính ổn định cho xe.
Xe bị nghẹt xăng là một trong những nguyên nhân khiến xe bị hụt ga

Xe tay ga bị hụt ga do bộ chế hòa khí hỏng

Bộ chế hòa khí là bộ phận giúp cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt theo tỷ lệ nhất định. Nếu bộ phận này gặp bất kỳ trục trặc nào cũng đều ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu, dẫn đến động cơ xe hoạt động yếu, xe dễ bị nóng máy, hụt ga, chết máy…

Cách khắc phục: Vệ sinh bộ chế hòa khí thường xuyên đồng thời chỉnh lại hai vít xăng và gió

Xe tay ga bị hụt ga do bugi gặp vấn đề

Bugi là bộ phận chính giúp tạo ra các tia lửa điện cho quá trình đốt cháy xăng và giúp xe có thể hoạt động. Nếu trong quá trình sử dụng, bugi bị bám quá nhiều bụi bẩn, muội than… thì hệ thống đánh lửa sẽ hoạt động kém đi, nhiên liệu trong buồng đốt không cháy hết sẽ dẫn đến một số tình trạng như: xe máy bị hụt ga, chết máy, xả khói đen…

Cách khắc phục: Vệ sinh bugi để loại bỏ hết bụi bẩn hoặc thay bugi mới.

Bugi xe máy

Xe tay ga bị hụt ga bộ lọc gió

Lọc gió có vai trò là làm sạch không khí trước khi đưa vào bộ chế hòa khí, từ đó làm tăng hiệu quả đốt cháy nhiên liệu. Lọc gió bị bẩn sẽ gây cản trở không khí vào động cơ, giảm tính năng của động cơ, khiến xe bị hao xăng và dễ hụt ga.

Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh và thay thế lọc gió định kỳ.

Xe tay ga bị hụt ga bộ xupap bị kênh

Khi xupap bị kênh sẽ không thể đóng kín được dẫn đến tình trạng xe bị chết máy đột ngột và hụt hơi trong quá trình di chuyển.

Cách khắc phục: Đổ nhớt vào bugi.

Khi xupap bị kênh sẽ không thể đóng kín được dẫn đến tình trạng xe bị chết máy đột ngột

Xem thêm:

Xe tay ga bị hụt ga sửa bao nhiều tiền?

Tùy vào tình trạng xe ga bị hụt hơi mà bạn có thể mất từ 500.000 – 6.000.000 đồng, bởi các địa chỉ sửa chữa xe máy cung cấp.

 

  • Hệ thống nhiên liệu: Vấn đề với bộ chế hòa khí, bơm xăng, hoặc kim phun có thể cần sửa chữa hoặc thay thế. Chi phí có thể từ 500.000 – 2.000.000 đồng.
  • Hệ thống đánh lửa: Sửa chữa hoặc thay thế bugi hoặc coil đánh lửa có thể mất khoảng 300.000 – 1.000.000 đồng.
  • Hệ thống gió: Nếu có vấn đề với bộ lọc gió hoặc cảm biến, chi phí sửa chữa có thể từ 200.000 – 800.000 đồng.
  • Hệ thống điều khiển: Vấn đề với ECU (bộ điều khiển động cơ) hoặc cảm biến có thể tốn kém từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng.
  • Bảo trì định kỳ: Đôi khi, vấn đề hụt ga có thể do cần bảo trì định kỳ, như thay dầu nhớt hoặc làm sạch bộ lọc, với chi phí từ 200.000 – 600.000 đồng.

 

Một số lưu ý để tránh tình trạng xe tay ga bị hụt ga

Hiện tượng xe bị hụt ga rất dễ gặp ở những xe đã được sử dụng trong khoảng từ 2 năm trở lên. Để tránh gặp trường hợp này gây mất an toàn khi di chuyển, chúng tôi đưa ra cho bạn một số mẹo tránh tình trạng xe bị hụt ga như sau:

  • Vệ sinh bộ chế hòa khí, kim phun xăng, ống dẫn xăng định kỳ 6 tháng 1 lần.
  • Để tình trạng xe tay ga bị hụt ga không xảy ra, bạn nên thường xuyên vệ sinh bugi. Lưu ý, bạn cần làm khô hoàn toàn bugi rồi mới được lắp vào xe để sử dụng.
  • Thường xuyên vệ sinh và thay lọc gió. Theo các chuyên gia, bạn nên  thay lọc gió định kỳ 10.000 km/lần. Trường hợp xe bị ngập nước hoặc đi nhiều trong môi trường bụi bẩn, bạn nên kiểm tra lọc gió xe máy định kỳ 2 tháng 1 lần.
  • Tra nhớt, thay dầu định kỳ 2-3 tháng 1 lần.

Một số lỗi khác thường gặp ở xe tay ga

Ngoài lỗi xe tay ga bị hụt ga, qua một thời gian sử dụng, xe của bạn có thể sẽ gặp phải những tình trạng sau đây.

Xe bị kêu cò, phát ra tiếng động lạ

Qua thời gian dài vận hành, các chi tiết linh kiện xe máy có thể gặp phải một số sự cố hỏng hóc và phát ra tiếng kêu. 

  • Nguyên nhân: Do con đội hoặc khe hở nhiệt lớn.
  • Cách khắc phục: Chỉnh cam cò ở một khe hở nhất định để động cơ chạy êm hơn.
Các chi tiết linh kiện xe máy có thể gặp phải một số sự cố hỏng hóc và phát ra tiếng kêu.

Tiếng hú gió lớn mỗi khi lên ga và nhả ga

Ngoài tình trạng xe bị tay ga bị hụt ga, không ít người gặp phải tình trạng tiếng hú gió của xe quá lớn mỗi khi lên và nhả ga.

  • Nguyên nhân: Do trong quá trình sản xuất và lắp ráp, bánh răng trục láp không thực sự tốt khiến xe phát ra tiếng hú.
  • Cách khắc phục: Xem lại quy trình lắp ráp.

Xe tự động tắt máy

Cùng với tình trạng xe tay ga bị hụt ga, đến những đoạn cua, nhiều người dùng gặp phải tình trạng xe tự động tắt máy.

  • Nguyên nhân: Lọc gió của xe tay ga bị bám bụi, điều này làm cho không khí không đủ vào bộ chế hòa khí, nhất là khi giảm ga, lượng không khí đưa vào quá ít thậm chí không đủ để cháy xăng, nên làm động cơ bị tắt.
  • Cách khắc phục: Kiểm tra, vệ sinh và thay thế bộ phận lọc gió nếu cần thiết.

Bài viết trên là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe tay ga bị hụt ga và một số lỗi thường gặp, bạn có thể tham khảo để khắc phục kịp thời.

Bài liên quan
[pokamodule com="pokamodule-shortcode" task="list-post" category="related" thumbnail="1" size_thumbnail="thumbnail" date="1" limit="4" class="poka-post-related"]